Điều chỉnh khẩu độ ống kính hiệu quả nhất

Khẩu độ chính là độ mở của ống kính máy ảnh - ký hiệu là f - còn được gọi là hoặc "màng chắn sáng" được cấu tạo bởi nhiều lá khẩu chồng lên nhau tạo thành hình đa giác lồi để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Khẩu độ được đo bằng các nấc khẩu độ và tùy thuộc vào từng loại ống kính, giá trị này có thể thay đổi trong khoảng từ f/1.4 đến f/32. Hiện nay nhiều ống kính đã có thể mở lớn hơn f/1.4. Mỗi nấc khẩu độ gấp đôi hoặc bằng một nửa độ phơi sáng của bức ảnh. Giá trị nấc khẩu độ càng thấp thì độ mở của ống kính càng lớn và ngược lại.

Khẩu độ cũng điều chỉnh độ sâu trường ảnh của bức hình. Độ sâu trường ảnh thể hiện bức ảnh của bạn được chụp ở mức độ nét và mờ như thế nào. Giá trị khẩu độ càng thấp, ví dụ f/1.4 thì độ sâu trường ảnh càng thấp và do đó nền ảnh càng mờ. Tương tự, nếu giá trị khẩu độ càng lớn, ví dụ f/32 thì độ sâu trường ảnh càng cao và do đó nền ảnh càng sắc nét hơn.

Độ sâu trường ảnh nông rất lý tưởng để chụp ảnh chân dung và ảnh cận cảnh vì nó giúp bạn lấy nét và tập trung trực tiếp vào đối tượng, trong khi độ sâu trường ảnh lớn hơn lại phù hợp để chụp ảnh phong cảnh và kiến trúc, giúp bạn chụp được tất cả các sắc thái của cảnh vật.

Khẩu độ ống kính còn ảnh hưởng tới tốc độ cửa trập. Giá trị khẩu độ nhỏ hơn chẳng hạn như f/1.4 có nghĩa là sẽ có nhiều ánh sáng lọt vào ống kính hơn, và đo đó tốc độ cửa trập không cần phải mở trong một thời gian dài để thu được độ phơi sáng chính xác. Mặt khác, khi dùng giá trị khẩu độ ống kính cao hơn như f/32 thì sẽ có ít ánh sáng lọt vào ống kính hơn, đo đó bạn phải để tốc độ cửa trập lâu hơn để đảm bảo bức ảnh của mình không bị thiếu sáng.

Kỹ thuật phối hợp giữa khẩu độ và tốc độ màn trập là hai thành phần chính để kiểm soát độ phơi sáng: đối với một tốc độ màn trập được xác định, ánh sáng mờ sẽ cần một khẩu độ lớn hơn cho phép nhiều ánh sáng có thể tiến đến mặt phẳng cảm biến hình ảnh, đồng thời ánh sáng sáng hơn sẽ đòi hỏi một khẩu độ nhỏ hơn để đạt độ phơi sáng tối ưu. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt khẩu độ giống nhau và thay đổi tốc độ màn trập để đạt được kết quả tương tự.

Ba cách làm mờ hiệu quả

Thực tế, việc chụp một bức ảnh với hậu cảnh được xóa mờ tuyệt đẹp không đơn giản chỉ dừng lại ở việc chọn một ống kính sáng và mở khẩu độ lên hết cỡ. Đó là “yếu tố” đầu tiên, nhưng đôi khi chỉ một khẩu độ lớn cũng sẽ không tạo ra các kết quả như mong muốn.

Che nửa mặt

Yếu tố thứ hai là khoảng cách giữa chủ thể và nền. Nếu phông nền quá gần với chủ thể, nó có thể lọt vào độ sâu trường ảnh, hoặc ở quá gần đến nỗi hiệu ứng làm mờ không hiệu quả. Bất cứ khi nào có thể, hãy giữ khoảng cách giữa chủ thể và nền mà bạn muốn làm mờ.

Yếu tố thứ ba là tiêu cự của ống kính sử dụng. Như đã đề cập ở trên, thật dễ dàng để có được độ sâu trường ảnh hẹp với tiêu cự dài hơn, do đó, bạn hãy tận dụng lợi thế của các đặc trưng đó. Nhiều nhiếp ảnh gia nhận thấy rằng tiêu cự từ 75 mm đến 100 mm là lý tưởng cho việc chụp chân dung với phông nền được làm mờ vô cùng độc đáo.

Hãy thử nghiệm với các thiết lập khẩu độ khác nhau để xem chúng có thể giúp bạn thể hiện những khung hình sáng tạo của mình như thế nào.

Xem thêm:

Nhận xét

Liên hệ

Nếu quý khách có các yêu cầu đặc biệt xin vui lòng liên hệ trực tiếp

Điện thoại: 0366 941 906

Facebook page: https://www.facebook.com/flatroomstudio/

Flickr: https://www.flickr.com/photos/50142285@N02

Instagram: https://www.instagram.com/flatroomstudio/

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật Phiên bản Camera Raw cho Photoshop

Cách áp dụng bố cục 1/3 và tỉ lệ vàng - khác nhau giữa 2 bố cục này

Hiện tượng viền tím trong nhiếp ảnh