Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bố-cục-nhiếp-ảnh

Bố cục hình tháp (bố cục tam giác) - Bố cục của sự vững chắc ổn định

Hình ảnh
Bố cục hình tháp còn gọi là bố cục tam giác là dạng bố cục được áp dụng từ thời cổ đến nay. Dạng bố cục này gây ý niệm về sự chắc chắn, vững chãi, tin tưởng, khỏe khoắn mà lại hài hòa. (Cần phân biệt bố cục này với bố cục tam giác vàng là 2 dạng bố cục khác nhau) Tấm ảnh theo bố cục tam giác là tấm ảnh xuất hiện đối tượng có hình tam giác hoặc có các yếu tố sắp xếp thành một hình tam giác (tam giác ẩn). Ví dụ: Công trình kiến trúc có mái hình chóp, Một cụm hoa sắp xếp theo hình tam giác, cây đứng trên mặt đất kết hợp với bóng đổ dài của nó… Bố cục hình tháp phải chú ý các điểm sau: Không vi phạm (trừ trường hợp cố tình) những lỗi về hài hoà tỷ lệ với khung hình . Mọi hình thể đưa vào trong hình ảnh phải được cân nhắc về số lượng, tỉ lệ theo nội dung cần thiết nhất mình định nói, không nên thiếu và không thừa. Hình tượng đưa vào trong ảnh phải được cân nhắc tính toán để nó nói hết ý của tác giả . Điều này còn phụ thuộc vào cá nhân tác giả. Có người nói ít mà dễ hiểu, có người lại nó...

Cách áp dụng bố cục 1/3 và tỉ lệ vàng - khác nhau giữa 2 bố cục này

Hình ảnh
Quy tắc Một phần ba và Tỉ lệ Vàng là hai kỹ thuật quan trọng nhất khi lấy bố cục bức ảnh. Có rất nhiều kỹ thuật lấy bố cục để bạn áp dụng, nhưng nếu nắm vững hai kỹ thuật sau thì bạn sẽ tạo ra được một bức ảnh với bố cục cân đối, ưa nhìn và có thẩm mỹ với mắt người xem. Nguồn: Canon

Bố cục trung tâm - Bố cục của sự cân bằng và sức mạnh

Hình ảnh
Khi bắt đầu chụp ảnh, việc nắm vững các bố cục cơ bản là một con đường tắt để cải thiện ảnh của bạn. Các bố cục nhiếp ảnh thông dụng, an toàn cho cả những người mới chụp ảnh như Quy Tắc Bố Cục Một Phần Ba và Bố Cục Quy Tắc Một Phần Tư, tuy nhiên việc lạm dụng các quy tắc bố cục này khiến tấm ảnh nhàm chán, thiếu ấn tượng. Vậy tại sao chúng ta hãy thử "Pro" hơn và tạo bất ngờ qua Bố Cục Trung Tâm này. Về bản chất, nhiếp ảnh là khai phá các giới hạn và thu hút sự chú ý một cách táo bạo. Và ảnh có bố cục trung tâm là cái chắc chắn sẽ có được sự chú ý - dù không phải lúc nào cũng cần thiết. Khi đưa máy ảnh cho người nào đó không quen với nhiếp ảnh và họ thường có xu hướng đặt chủ thể chính xác ngay giữa khung hình của họ. Hầu hết đây là vị trí mặc định của chúng ta. Nhưng qua thời gian chúng ta học được cách tạo bố cục theo các “quy tắc” và bố cục trung tâm sau đó trở thành một “sai lầm”. Bố Cục Trung Tâm thực sự đem lại hiệu quả cao cho bức ảnh nhưng có thể gây khó khăn...

Quy Tắc Bố Cục Một Phần Ba

Hình ảnh
Quy Tắc Bố Cục Một Phần Ba là một trong những kỹ thuật bố cục thường được sử dụng nhất từ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến những tay máy mới tập tành chụp ảnh - trong nhiếp ảnh cũng như hội họa, cũng như nhiều môn nghệ thuật khác. Theo quy tắc một phần ba (rule of thirds), bạn cần chia chiều dọc và chiều ngang của khung hình thành ba phần rồi đặt các đối tượng quan trọng dọc theo các đường chia này hoặc ở các nút giao của chúng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi xem các hình ảnh mắt người thường nhìn một trong những giao điểm theo cách tự nhiên nhất chứ không phải là nhìn vào trung tâm của bức ảnh. Con ong được xem là chủ đề ở dưới đây cũng là một số ví dụ về quy tắc này: Trong hình ảnh này, nhiếp ảnh gia đã cố ý đặt phần đầu của chủ đề vào một trong những điểm giao nhau - đặc biệt là đôi mắt của ông ấy là điểm nhấn cho hình ảnh. Dây buộc và hoa của ông cũng là một điểm quan trọng. Trong bức ảnh này, nhiếp ảnh gia đã xắp sếp chủ đề theo một đường thẳng , có nghĩa là cô ấy ...

Bố cục tam giác vàng - Bố cục dẫn cái nhìn của người xem ảnh

Hình ảnh
Bố cục tam giác vàng hoạt động cũng giống như nguyên tắc 1/3. Thay vì những đường dọc và ngang, chúng ta chia khung hình bằng 1 đường chéo, kèm theo 2 đường vuông góc đi qua 2 góc còn lại của khung hình. ( Bố cục tam giác vàng và bố cục tam giác là 2 dạng bố cục khác nhau) Như có thể thấy, những đường chéo tạo ra “kịch tính” khi ta xếp đặt các đối tượng dọc theo chúng và tại các giao điểm. Bức ảnh dưới đã tận dụng rất khéo quy tắc tam giác vàng này. Ánh sáng xe cộ qua lại đi theo đường chéo ở giữa. Tòa nhà bên tay trái chạy theo đường chéo nhỏ hơn, còn góc trên của tòa nhà bên phải được đặt ngay giao điểm của 2 đường thẳng. Bố cục tam giác vàng Trong chụp ảnh chân dung, thì các "đường thẳng vô hình" sẽ được sắp đặt lên các đường chéo và các giao điểm của bố cục dạng này. Hướng hình, hướng đầu của người mẫu, và búp sen được đặt lên đường mạnh, điểm mạnh của bố cục tam giác vàng . Link ảnh trên độ phân giải lớn: The golden lotus Link ảnh trên độ phân giải...

9 quy tắc bố cục của nhiếp ảnh gia Steve Mccurry

Hình ảnh
Để chụp được một bức ảnh đẹp là điều không hề dễ dàng. Ngoài việc phải có được những kiến thức cơ bản về khẩu, tốc, ISO, đo sáng,… Người chụp ảnh cũng cần phải biết những quy tắc về sắp xếp bố cục hợp lý cho bức ảnh, đó là một điều cực kì quan trọng. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ, Steve McCurry đã làm một video chia sẻ kinh nghiệm của ông về 9 quy tắc bố cục để làm cho bức ảnh trở nên ấn tượng hơn. Và cũng theo ông thì mọi quy tắc đều có thể bị phá vỡ, thế nên mọi lời khuyên về bố cục đều chỉ để tham khảo. (Đọc thêm bài: Những lý do để phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh ) 1. Nguyên tắc 1/3 Chia bức ảnh làm 3 phần, chú ý sao cho những phần quan trọng của bức ảnh nằm dọc theo đường kẻ với hai chiều dọc và ngang. Nằm tại vùng giao nhau của các đường kẻ đó chính là những phần quan trọng nhất của bức ảnh (bạn hãy nhìn chỗ đánh dấu chéo màu đỏ trong hai bức hình đầu). 2. Sử dụng các đường thẳng song song Sử dụng các đường kẻ song song “tự nhiên” có trong bức ảnh để dẫn mắt ng...

Liên hệ

Nếu quý khách có các yêu cầu đặc biệt xin vui lòng liên hệ trực tiếp

Điện thoại: 0366 941 906

Facebook page: https://www.facebook.com/flatroomstudio/

Flickr: https://www.flickr.com/photos/50142285@N02

Instagram: https://www.instagram.com/flatroomstudio/