Bố cục trung tâm - Bố cục của sự cân bằng và sức mạnh

Khi bắt đầu chụp ảnh, việc nắm vững các bố cục cơ bản là một con đường tắt để cải thiện ảnh của bạn. Các bố cục nhiếp ảnh thông dụng, an toàn cho cả những người mới chụp ảnh như Quy Tắc Bố Cục Một Phần Ba và Bố Cục Quy Tắc Một Phần Tư, tuy nhiên việc lạm dụng các quy tắc bố cục này khiến tấm ảnh nhàm chán, thiếu ấn tượng. Vậy tại sao chúng ta hãy thử "Pro" hơn và tạo bất ngờ qua Bố Cục Trung Tâm này.

Về bản chất, nhiếp ảnh là khai phá các giới hạn và thu hút sự chú ý một cách táo bạo. Và ảnh có bố cục trung tâm là cái chắc chắn sẽ có được sự chú ý - dù không phải lúc nào cũng cần thiết. Khi đưa máy ảnh cho người nào đó không quen với nhiếp ảnh và họ thường có xu hướng đặt chủ thể chính xác ngay giữa khung hình của họ. Hầu hết đây là vị trí mặc định của chúng ta. Nhưng qua thời gian chúng ta học được cách tạo bố cục theo các “quy tắc” và bố cục trung tâm sau đó trở thành một “sai lầm”.

Bố Cục Trung Tâm thực sự đem lại hiệu quả cao cho bức ảnh nhưng có thể gây khó khăn và thường không dành cho người mới bắt đầu chụp ảnh. Trong bố cục này, đối tượng được đặt ở trung tâm của bức ảnh và do đó nó rất phù hợp với những cảnh vật đối xứng.

Bố Cục Trung Tâm

Đây là một bố cục rất đơn giản, nhưng có thể khá khó chụp được ảnh đẹp với bố cục này.

Nó khó bởi vì:

  • Bố cục trung tâm hướng đến sự đơn giản, sạch và rõ, các chi tiết tạp nham, rối rắm khác có thể làm hư bức ảnh.
  • Bức ảnh phải được duy trì sự đối xứng ngang và dọc. Chỉ cần chủ thể lệch một chút có thể gây khó chịu cho khán giả của bạn.
  • Đối tượng chính trong bức ảnh phải có ấn tượng nhất định, nếu không sẽ không đạt được hiệu quả nào cả.
  • Ngoài ra không rõ người xem sẽ di chuyển tầm mắt đến đâu trên bức ảnh, dẫn đến ảnh không đạt yêu cầu với nhiều không gian không được sử dụng trong khu vực xung quanh.

Bố cục trung tâm hướng đến sự đơn giản, sạch và rõ

Khi sử dụng Bố Cục Trung Tâm để chụp ảnh, bạn cần phải làm cho nó đơn giản để tầm mắt của bạn không phải di chuyển ra khỏi trung tâm. Chúng ta hãy xem ví dụ này.

Trong ảnh này, tôi đặt đối tượng (là cái nhụy hoa) ngay giữa, các chi tiết xung quanh ít rườm rà. Bằng cách đó, bạn sẽ không nhầm lẫn về việc phải nhìn vào đâu.

(Bạn có thể tham khảo bài viết Phong cách tối giản: Nghệ thuật của sự giản đơn để có tư duy tốt hơn về sự đơn giản này)

Bức ảnh phải được duy trì sự đối xứng ngang và dọc

Chụp ảnh theo cách này cũng có hiệu quả trong việc duy trì sự đối xứng ngang và dọc. Việc săn tìm những họa tiết đối xứng thú vị trong tự nhiên, dù chúng nằm trên những gân lá hoặc là con đường xuyên rừng thẳng tắp qua một đường hầm bao phủ bởi cây, có thể tạo ra những tấm hình có bố cục trọng tâm vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là đối tượng phải chiếm toàn bộ ảnh.

Bố cục trung tâm: đối xứng ngang và dọc
Nguồn ảnh: studio9

Nhiếp ảnh nặng về tính chủ quan - nó tùy vào cảm nhận cá nhân, việc đặt một đối tượng tròn có hơi lệch một chút so với giữa ảnh cũng sẽ gây ấn tượng và nó được coi là sự phá cách với bố cục trung tâm (Những lý do để phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh)

Bố cục trung tâm: Phá cách với đối tượng tròn
Nguồn ảnh: studio9

Hiệu ứng bokeh, mờ nhòe ở tiền cảnh hoặc hậu cảnh cũng là cách tốt để hướng tầm mắt vào giữa. Ví dụ này là tâm của một bông hoa huệ tây.

Nguồn ảnh: studio9

Đối tượng chính trong bức ảnh phải có ấn tượng nhất định

Có thể không phải lúc nào cũng sử dụng được bố cục này, nhưng hiệu ứng bokeh và mờ nhòe ở tiền cảnh bao xung quanh đối tượng chính là một cách hay để làm tấm ảnh sạch rõ và dẫn tầm mắt vào trung tâm.

Nguồn ảnh: studio9

Những ảnh minh họa ở trên là những hình ảnh đơn giản, được chọn lọc để giúp cho cả những người mới chụp cũng có thể hình dung và sử dụng Bố Cục Trung Tâm khó áp dụng này.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng với Bố Cục Trung Tâm, nếu bản thân đối tượng chính không tấm ảnh không gây được một ấn tượng nhất định thì dù cho tấm ảnh được chụp khéo léo và công phu đến đâu cũng sẽ không đạt được hiệu quả.

Nhận xét

Liên hệ

Nếu quý khách có các yêu cầu đặc biệt xin vui lòng liên hệ trực tiếp

Điện thoại: 0366 941 906

Facebook page: https://www.facebook.com/flatroomstudio/

Flickr: https://www.flickr.com/photos/50142285@N02

Instagram: https://www.instagram.com/flatroomstudio/

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật Phiên bản Camera Raw cho Photoshop

Cách áp dụng bố cục 1/3 và tỉ lệ vàng - khác nhau giữa 2 bố cục này

Hiện tượng viền tím trong nhiếp ảnh