Bài đăng

Cân bằng trắng là gì?

Hình ảnh
Về cơ bản, Cân bằng trắng là một quá trình thay đổi màu sắc của toàn bộ bức ảnh sao cho đúng với thực tế nhất, hay nói cách khác là chỉnh sửa sao cho màu trắng trên hình đúng chính xác là màu trắng mà mắt người cảm nhận - đúng như tên của nó. Quá trình này được thực hiện ngay sau khi ảnh được định màu trên bộ xử lí máy ảnh. Cân bằng trắng (White Balance) Vì ở trong các môi trường có màu sắc, màu trắng bị áp sắc của các màu sắc trong môi trường đó đè lên nó. Có thể mắt bạn vẫn nhận biết được màu trắng tương đối chuẩn do cơ cấu của thị giác nhưng sensor máy ảnh của bạn, chúng không giỏi thế. Chúng vẫn bị nhầm. Thế nên khi chúng ta chụp ảnh trong nhà, dưới bóng đèn dây tóc chẳng hạn, ảnh cứ vàng ệch. Và nhất là khi chụp sân khấu thì màu sắc náo loạn cả lên. Và không chỉ màu trắng, màu nào cũng bị áp sắc khi ở trong môi trường. Các loại ánh sáng khác nhau có các màu sắc khác nhau. Lấy ví dụ nhé: - Ánh sáng mặt trời tỏa sáng một màu rất xanh (blue), không như từ bé ta hay vẽ là

Mẹo chụp lia máy (Panning)

Hình ảnh
Sử dụng tốc độ cửa trập chậm hơn tốc độ bạn thường sử dụng. Hãy thử tốc độ 1/40 và sau đó thử các tốc độ chậm hơn. Tùy thuộc vào điều kiện sáng và tốc độ của mẫu vật, bạn có thể sử dụng các tốc độ khác nhau, song nếu sử dụng tốc độ quá chậm ảnh có thể sẽ bị mờ do rung tay. - Đọc bài Kỹ thuật chụp ảnh lia máy - Chọn vị trí sao cho giữa máy ảnh và vật mẫu không có chướng ngại vật. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét cảnh vật xung quanh – nền của bức ảnh. Nếu trong cảnh vật có các màu có thể gây rối mắt, ảnh chụp của bạn có thể trở nên quá rối. Bạn nên chọn cảnh có ít màu, đơn giản. Bạn có thể tập chụp lia máy tại các khu phố đông đúc. Tại đây, bạn sẽ không bao giờ thiếu mẫu vật để chụp. - Theo dõi chuyển động của vật mẫu một cách 'mượt' nhất có thể. Nếu sử dụng ống dài hoặc không chắc tay, bạn có thể cần tới monopod hoặc tripod. - Để tránh mất nét bạn cần chọn vị trí để có thể theo dõi chuyển động của vật mẫu một cách dễ dàng nhất. - Nếu tính năng tự động lấy nét (AF) trê

Kỹ thuật chụp ảnh lia máy (panning)

Hình ảnh
Chụp ảnh "lia máy" (panning) là cách chụp di chuyển máy theo một đường ngang khi ống kính quét theo một vật thể đang chuyển động. Khi bạn di chuyển máy ảnh của mình theo cùng tốc độ với vật mẫu, mẫu của bạn gần như chuyển động song song với ống kính. Nếu như định nghĩa ở trên chưa thể giúp bạn hình dung ra cách chụp ảnh lia máy, hãy thử tưởng tượng có một chú mèo đang ở trên chiếc bàn trước mặt bạn. Khi chú mèo di chuyển, bạn cũng bước chân sang ngang để theo kịp chuyển động của chú mèo. Trong mắt bạn, hình ảnh của chú mèo sẽ được thu lại một cách hoàn toàn rõ ràng, song cảnh vật có vẻ sẽ mờ đi. Tương tự như vậy, khi chụp lia máy, bạn phải "đồng bộ" với tốc độ của vật mẫu và theo kịp cả tốc độ lẫn hướng di chuyển của vật mẫu một cách hoàn hảo. Chụp lia máy để làm gì? Chụp lia máy thu lại cảnh tượng vật thể chuyển động vào bức ảnh. Như bạn có thể thấy trong bức ảnh dưới đây, chụp lia máy tái tạo lại cảm giác vật thể chuyển động rất rõ ràng. Nếu giữ nguyên máy

Chụp ảnh đúng sáng hay đúng ý

Hình ảnh
Chúng ta sẽ nghe các cụm từ "một bức ảnh đúng sáng", "một bức ảnh sai sáng", "thiếu sáng", "dư sáng", "chói sáng", "vừa đủ sáng"... Vậy, dựa vào đâu để có những nhận định ấy? Chúng ta vẫn quan tâm đến ánh sáng cho một bức ảnh. Với một khung cảnh có ánh sáng phức tạp, nghĩa là có vùng rất sáng, vùng rất tối, vùng ánh sáng trung bình, chắc chắn bức ảnh sẽ có nhiều vùng sáng tối chênh lệch khác nhau và vật thể cần chụp ở vị trí trong vùng nào sẽ phản chiếu ánh sáng tại vùng đó. Chụp một người đứng trước hậu cảnh màu trắng sáng hoặc màu tối đen... thì có thể sẽ có một bức ảnh mặt người tối đen, hoặc mặt người vừa rõ sáng, hoặc mặt người sáng chói như trong thực tế thường thấy. Và, chúng ta sẽ nghe các cụm từ "một bức ảnh đúng sáng", "một bức ảnh sai sáng", "thiếu sáng", "dư sáng", "chói sáng", "vừa đủ sáng"... Vậy, dựa vào đâu để có những nhận định ấy? Đúng sáng hay đ

Zone System là gì

Hình ảnh
Ansel Adam, một nhà nhiếp ảnh phong cảnh rất nổi tiếng ở Mỹ hồi thế kỷ trước, đã đưa ra khái niệm Zone System - một học thuyết rất quan trọng trong giới nhiếp ảnh thời bấy giờ. Zone System vẫn còn giá trị cho tới ngày nay, với những biến đổi phù hợp Zone System (hệ thống phân vùng thời chụp) giúp "nhìn thấy bức ảnh sau cùng sẽ như thế nào trước khi bấm máy". Zone System là cách để giúp thấy trước kết quả ảnh trước khi bấm máy và Histogram là biểu đồ có sau khi bức ảnh đã được chụp. Các vật thể có bề mặt khác nhau thì tính chất phản xạ ánh sáng cũng khác nhau. Ansel Adam đã nhóm lại thành 11 mức, sắp xếp theo thứ tự khả năng phản xạ ánh sáng tăng dần, gọi là Zone system. Trị số vùng 0 là vùng đen tuyệt đối, vùng X gọi là vùng trắng tuyệt đối, vùng V là vùng đặt trị số thời chụp. Trong máy số, có thể xem dưới khung ngắm có thanh ngang có các vạch thông số: ... -2 -1 0 +1 +2 ... và mũi tên chỉ vào đâu thì đó chính là thông số máy ảnh đo và thông báo. Vùng 0 là vùng

Liên hệ

Nếu quý khách có các yêu cầu đặc biệt xin vui lòng liên hệ trực tiếp

Điện thoại: 0366 941 906

Facebook page: https://www.facebook.com/flatroomstudio/

Flickr: https://www.flickr.com/photos/50142285@N02

Instagram: https://www.instagram.com/flatroomstudio/