Tiêu cự, góc ngắm và góc nhìn
Tiêu cự
Một trong đặc tính quan trọng nhất của ống kính là độ dài tiêu cự của nó, thường được gọi tắt là tiêu cự. Tiêu cự là gì? - Tiêu cự của một ống kính là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt phim / cảm biến hình ảnh của máy ảnh khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự của ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Độ dài tiêu cự và kích thước hình ảnh tỷ lệ thuận với nhau.
Tiêu cự, hoặc phạm vi tiêu cự trong trường hợp zoom ảnh, thường được xem xét trước hết khi lựa chọn một ống kính cho một bức ảnh hoặc cách chụp ảnh cụ thể. Tiêu cự của ống kính quyết định hai đặc điểm rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia: độ phóng đại và góc ngắm.
Tiêu cự dài hơn tương ứng với độ phóng đại cao hơn và ngược lại. Ống kính góc rộng với tiêu cự ngắn có độ phóng đại thấp, có nghĩa phải tiếp cận chủ thể có kích thước trung bình để lấp kín khung hình. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể đặt chủ thể lớn trong toàn khung mà không cần phải chụp từ khoảng cách xa. Ống kính tele với tiêu cự dài có độ phóng đại cao, do đó bạn có thể đặt chủ thể trong toàn khung ở khoảng cách xa hơn.
- Trên cùng một máy ảnh tại cùng vị trí chụp cùng đối tượng: Khi thay ống kính có tiêu cự 50mm bằng ống kính có tiêu cự 100mm, hình ảnh chụp bằng ống kính có tiêu cự 100mm sẽ lớn gấp đôi hình ảnh chụp với ống kính 50mm trên cùng một máy ảnh và cùng vị trí bấm máy.
- Cùng một ống kính chụp trên hai loại máy: Một ống kính có tiêu cự 50mm nhưng dùng cho hai loại máy ảnh số với kích thước bộ cảm biến hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn máy DSLR "full-frame" tương đương kích thước phim 35mm và máy DSLR "crop sensor" có kích thước bộ cảm biến hình ảnh nhỏ hơn - tỷ lệ 1.3x, 1.5x, 1.6x hay 2x ... thì sẽ có cùng độ khuếch đại nhưng sẽ khác góc thu hình, căn cứ theo đường chéo của bộ cảm biến.
Như vậy, ống kính 50mm trên máy ảnh DSLR full-frame sẽ có góc thu hình rộng hơn là khi gắn trên máy ảnh DSLR crop sensor. Ống kính 50mm của máy ảnh DSLR full-frame là ống kính normal tiêu chuẩn nhưng khi gắn trên máy ảnh DSLR crop sensor lại là một ống kính góc hẹp hơn, tương đương với một tiêu cự dài hơn. Chẳng hạn ống kính 50mm gắn trên máy ảnh số có bộ cảm biến nhỏ tỷ lệ là 1.6x sẽ là 80mm.
Có các hãng máy ảnh sản xuất máy DSLR full-frame song song với dòng DSLR crop sensor. Trong đó, hãng Canon có dòng DSLR crop sensor có hai tỷ lệ khuếch đại là 1.6x và 1.3x; các dòng máy DSLR crop sensor của Nikon, Sony và Pentax đều theo tỷ lệ khuếch đại 1.5x. Máy không gương lật thì có một số dòng lại dùng tỷ lệ khuếch đại 2x.
Định nghĩa kỹ thuật về tiêu cự
Diễn giải kỹ thuật
Tiêu cự của ống kính được định nghĩa là khoảng cách từ điểm lấy nét thứ cấp đến điểm lấy nét phía sau của ống kính khi điểm lấy nét được cài đặt đến vô cùng. Điểm lấy nét thứ cấp là một trong sáu "điểm chính" được sử dụng như điểm tham chiếu trong ống kính quang học (điểm lấy nét phía trước và phía sau, điểm nút sơ cấp và thứ cấp, và điểm lấy nét sơ cấp và thứ cấp). Không có vị trí được xác định trước cho các điểm lấy nét thứ cấp trong ống kính kết hợp - nó có thể nằm ở nơi nào đó bên trong hoặc tại một số điểm bên ngoài vành ống kính, tùy thuộc vào thiết kế của ống kính - nên không có cách nào để đo chính xác tiêu cự của một ống kính.
Tiêu cự và góc ngắm
"Góc ngắm" mô tả bao nhiêu cảnh phía trước máy ảnh sẽ được chụp lại chân thực nhất bằng bộ cảm biến máy ảnh. Xét về mặt kỹ thuật, đó chính là góc chụp trên bộ cảm biến, được đo theo đường chéo. Điều quan trọng là góc ngắm hoàn toàn được xác định bởi tiêu cự của ống kính và định dạng của bộ cảm biến, do đó góc ngắm từ ống kính bất kỳ sẽ khác nhau trên máy ảnh định dạng full-frame 35 mm và APS -C. Ống kính khác nhau có tiêu cự tương đương sẽ có cùng góc ngắm khi được sử dụng với bộ cảm biến có cùng kích thước.
So sánh "Tiêu cự và góc ngắm" cho thấy rõ mối quan hệ này giữa máy ảnh định dạng full-frame 35 mm và máy ảnh định dạng APS-C.
* Tiêu cự ( ): tiêu cự tương đương khi máy ảnh kỹ thuật số có ống kính rời kết hợp với bộ cảm biến full-frame 35 mm
Phối cảnh
Với tiêu cự dài, đối tượng ở tiền cảnh và hậu cảnh sẽ thường xuất hiện gần hơn trong hình ảnh sau cùng. Hiệu ứng này đôi khi được gọi là "nén ảnh chụp tele", dù bản thân ống kính không tạo hiệu ứng này. Thực tế là khi sử dụng ống kính chụp tele, bạn sẽ cần phải ở vị trí xa hơn so với chủ thể. Vì vậy, so với khoảng cách từ máy ảnh đến các chủ thể ở tiền cảnh và hậu cảnh, chúng thực sự gần nhau hơn. Nói cách khác vì cả chủ thể tiền cảnh và hậu cảnh có một khoảng cách nhất định tính từ vị trí máy ảnh, kích thước tương đối của chúng trong hình ảnh cuối cùng gần hơn với thực tế. Khi chụp ảnh với ống kính góc rộng bạn cần phải tiếp cận gần chủ thể tiền cảnh để có kích thước đủ lớn trong khung hình, đó là lý do tại sao vật ở xa hơn trông tương đối nhỏ hơn. Sự khác biệt về phối cảnh thực sự là khoảng cách bạn đứng bao xa so với chủ thể.Chú thích
- 1: Tương đương định dạng 35 mm.
Nguồn: sony.com.vn