Bài đăng

Bố cục tam giác vàng - Bố cục dẫn cái nhìn của người xem ảnh

Hình ảnh
Bố cục tam giác vàng hoạt động cũng giống như nguyên tắc 1/3. Thay vì những đường dọc và ngang, chúng ta chia khung hình bằng 1 đường chéo, kèm theo 2 đường vuông góc đi qua 2 góc còn lại của khung hình. ( Bố cục tam giác vàng và bố cục tam giác là 2 dạng bố cục khác nhau) Như có thể thấy, những đường chéo tạo ra “kịch tính” khi ta xếp đặt các đối tượng dọc theo chúng và tại các giao điểm. Bức ảnh dưới đã tận dụng rất khéo quy tắc tam giác vàng này. Ánh sáng xe cộ qua lại đi theo đường chéo ở giữa. Tòa nhà bên tay trái chạy theo đường chéo nhỏ hơn, còn góc trên của tòa nhà bên phải được đặt ngay giao điểm của 2 đường thẳng. Bố cục tam giác vàng Trong chụp ảnh chân dung, thì các "đường thẳng vô hình" sẽ được sắp đặt lên các đường chéo và các giao điểm của bố cục dạng này. Hướng hình, hướng đầu của người mẫu, và búp sen được đặt lên đường mạnh, điểm mạnh của bố cục tam giác vàng . Link ảnh trên độ phân giải lớn: The golden lotus Link ảnh trên độ phân giải

9 quy tắc bố cục của nhiếp ảnh gia Steve Mccurry

Hình ảnh
Để chụp được một bức ảnh đẹp là điều không hề dễ dàng. Ngoài việc phải có được những kiến thức cơ bản về khẩu, tốc, ISO, đo sáng,… Người chụp ảnh cũng cần phải biết những quy tắc về sắp xếp bố cục hợp lý cho bức ảnh, đó là một điều cực kì quan trọng. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ, Steve McCurry đã làm một video chia sẻ kinh nghiệm của ông về 9 quy tắc bố cục để làm cho bức ảnh trở nên ấn tượng hơn. Và cũng theo ông thì mọi quy tắc đều có thể bị phá vỡ, thế nên mọi lời khuyên về bố cục đều chỉ để tham khảo. (Đọc thêm bài: Những lý do để phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh ) 1. Nguyên tắc 1/3 Chia bức ảnh làm 3 phần, chú ý sao cho những phần quan trọng của bức ảnh nằm dọc theo đường kẻ với hai chiều dọc và ngang. Nằm tại vùng giao nhau của các đường kẻ đó chính là những phần quan trọng nhất của bức ảnh (bạn hãy nhìn chỗ đánh dấu chéo màu đỏ trong hai bức hình đầu). 2. Sử dụng các đường thẳng song song Sử dụng các đường kẻ song song “tự nhiên” có trong bức ảnh để dẫn mắt ng

Hiện tượng viền tím trong nhiếp ảnh

Hình ảnh
Chắc hẳn các bạn thường hay chụp ảnh từng thắc mắc rằng: Tại sao trên bức ảnh của mình lại có vùng màu tím xuất hiện ở ven rìa của chủ thể? Bài viết này giải thích tại sao các vùng màu tím đó và cách khắc phục. Hiện tượng viền tím là gì? Hiện tượng viền tím được gọi là quang sai hay chính xác hơn là sắc sai, xảy ra khi ánh sáng trắng đi qua hệ thấu kính của ống kính bị sai lệch trở thành một chùm ánh sáng với sự phân tách các lớp màu chuyển dần từ đỏ sang tím. Nguyên nhân là do ánh sáng trắng là tập hợp của 7 màu cơ bản (Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) có bước sóng khác nhau và khi khúc xạ qua lăng kính hoặc thấu kính chúng sẽ có các sai lệch khác nhau, và không hội tụ trùng một điểm trên mặt phẳng nét, đó chính là sự tán sắc thành dãy quang phổ hội tụ ngoài điểm ảnh nét.. Hiện tượng này làm cho hình ảnh thu được có viền mờ có màu biến thiên từ đỏ đến tím (màu đỏ - đỏ tươi - xanh lục - xanh dương - vàng - tím), thực ra nó xảy ra trên toàn bộ ảnh thu được nhưng ta có thể thấ

5 sự thật về máy ảnh số có thể bạn chưa biết

Hình ảnh
Cuộc sống có rất nhiều sự thật sai lầm mà chúng ta vẫn tin sái cổ cho đến khi được khoa học chứng minh. Một ví dụ đơn giản là việc chúng ta vẫn nghĩ bò tót có thù hằn với màu đỏ nhưng sự thật là bò tót là loài mù màu và việc chúng nổi điên là do thấy bạn cầm khăn khua trước mặt. Đối với nhiếp ảnh cũng vậy, sau đây là 5 sự thật mà Shop Nhiếp Ảnh muốn đem đến cho bạn. 1 – Thay đổi ISO là thay đổi độ nhạy sáng Đa phần mọi người hay nhầm lẫn và hiểu rằng ISO chính là độ nhạy sáng của máy ảnh và thay đổi ISO là chúng ta đang thay đổi độ nhạy sáng. Tuy nhiên, sự thật là máy ảnh số chỉ có duy nhất một độ nhạy sáng xác định, phụ thuộc vào khả năng chuyển hóa ánh sáng thành tín hiệu điện của cảm biến (Quantumn Efficiency – QE). ISO có thể hiểu là một hệ số để máy ảnh tính toán (do firmware tính) tốc độ mở màn chập. Sau đây là một ví dụ đơn giản: Giả sử bạn đang chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ (Av hoặc A) , bạn chọn độ mở khẩu xác định và máy ảnh sẽ đo sáng, sau đó chọn tốc độ màn trập cho

4 điều cần biết về tiêu cự máy ảnh

Hình ảnh
Ống kính là đôi mắt của máy ảnh và tiêu cự của ống kính (kết hợp với góc nhìn của bạn) sẽ xác định có bao nhiêu đối tượng mà máy ảnh có thể thu nhận được vào bức ảnh của bạn. Có thể bạn đã nắm được các thông số cơ bản của máy ảnh, hiểu được sự khác biệt giữa chụp ảnh góc rộng và chụp xa, nhưng chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu về tiêu cự máy ảnh và vai trò của nó trong việc tạo nên những bức ảnh đẹp. Có bốn điều căn bản cần biết về tiêu cự (focal length): 1. Tiêu cự không quan trọng bằng trường nhìn (field of view) Có hai yếu tố xác định trường nhìn của một ống kính là: tiêu cự và kích thước cảm biến Trường nhìn, đôi khi được gọi là góc nhìn, quan trọng hơn nhiều so với tiêu cự, bởi nó cho bạn biết ống kính "nhìn" được bao nhiêu khung cảnh. Tuy nhiên, do trường nhìn thay đổi tuỳ thuộc kích thước cảm biến, các nhà sản xuất cho chúng ta thông tin thay thế thông qua các số đo tiêu cự. Tiêu cự là một phép đo cố định không thay đổi (nó là khoảng cách từ trung tâm của ống kính đế

Tiêu cự, góc ngắm và góc nhìn

Hình ảnh
Tiêu cự Một trong đặc tính quan trọng nhất của ống kính là độ dài tiêu cự của nó, thường được gọi tắt là tiêu cự. Tiêu cự là gì? - Tiêu cự của một ống kính là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt phim / cảm biến hình ảnh của máy ảnh khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự của ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Độ dài tiêu cự và kích thước hình ảnh tỷ lệ thuận với nhau. Tiêu cự, hoặc phạm vi tiêu cự trong trường hợp zoom ảnh, thường được xem xét trước hết khi lựa chọn một ống kính cho một bức ảnh hoặc cách chụp ảnh cụ thể. Tiêu cự của ống kính quyết định hai đặc điểm rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia: độ phóng đại và góc ngắm. Tiêu cự dài hơn tương ứng với độ phóng đại cao hơn và ngược lại. Ống kính góc rộng với tiêu cự ngắn có độ phóng đại thấp, có nghĩa phải tiếp cận chủ thể có kích thước trung bình để lấp kín khung hình. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể đặt chủ thể lớn trong toàn khung mà không cần phải chụp từ khoảng cách xa. Ống kính tele với

Liên hệ

Nếu quý khách có các yêu cầu đặc biệt xin vui lòng liên hệ trực tiếp

Điện thoại: 0366 941 906

Facebook page: https://www.facebook.com/flatroomstudio/

Flickr: https://www.flickr.com/photos/50142285@N02

Instagram: https://www.instagram.com/flatroomstudio/