Bài đăng

Những mẹo nhỏ để bảo quản máy ảnh tốt hơn

Hình ảnh
Mặc dù các máy ảnh DSLR hay Mirrorless đều có thiết kế rất bền và chắc chắn. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách, bạn vẫn có thể khiến máy ảnh của mình dễ dàng hỏng hóc. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản máy ảnh tốt hơn và giữ lại chất lượng tốt trong quá trình chụp ảnh. Hãy sử dụng Filter và Hood cho ống kính Photo by slon_dot_pics from Pexels Việc sử dụng filter sẽ giúp bạn tránh được những vết trầy xước gây ra do rơi hay va đập. Ngoài ra, việc thay thế một filter rẻ hơn nhiều so với sửa chữa ống kính. Ngoài Filter thì Hood cũng là phụ kiện bạn nên sử dụng. Không chỉ có tác dụng tránh được hiện tượng flare, ghosting mà Hood cũng giảm nguy cơ hư hại cho ống kính khi không may va đập vào tường, cạnh bàn,… Đừng nhầm lẫn giữa “WATER RESISTANT” và “WATERPROOF” Đây là 2 khái niệm gần giống nhau nên rất dễ bị người dùng hiểu sai. Về cơ bản, “waterproof” là chỉ các thiết bị có khả năng chống nước hoàn toàn. Ví dụ như một số máy ảnh có thể sử đụng để chụp hình khi bạn lặn dư

Tìm hiểu về ánh sáng và màu sắc trong nhiếp ảnh

Hình ảnh
Ảnh nào cũng được tạo nên từ ánh sáng và hiệu ứng ánh sáng tác động lên vật thể càng làm nổi bật chủ thể trong ảnh. Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh. Dưới đây là một số khả năng của ánh sáng giúp làm đẹp tác phẩm ảnh của bạn theo trang web Photography. 1. Phổ màu (Color Spectrum). Phổ màu của ánh sáng trắng. Theo một số quan điểm, ánh sáng từ mặt trời và một số nguồn đèn cao áp có màu trắng. Tuy nhiên, nếu để những nguồn ánh sáng khác nhau này chiếu qua một lăng kính, chúng sẽ tạo ra những dải màu như cầu vồng. Hiện tượng này được giải thích như sau: Thứ “ánh sáng trắng” mà mắt người cảm nhận được là tập hợp của vô số màu đơn sắc, kéo dài từ đỏ đến tím, thậm chí có cả những sóng mà mắt người không cảm nhận được như tia tử ngoại, hồng ngoại… Dải màu mà người thông thường thu được có thể coi như một phổ màu tạo bởi thứ ánh sáng đó. Khi ánh sáng chiếu tới một vật thể, vật đó có thể hấp thụ và phản xạ một số thành phần đơn sắc khác nhau

5 bí quyết chụp ảnh đồ ăn cực đẹp trên Instagram

Hình ảnh
Bên cạnh ảnh selfie và ảnh du lịch thì ảnh chụp đồ ăn là một trong những thể loại được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội - với hơn 260 triệu bài đăng (và con số này không ngừng tăng) được gắn thẻ #food (đồ ăn) trên Instagram. Bạn cũng thích chia sẻ ảnh đồ ăn của mình lên mạng xã hội? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu 5 cách biến ảnh chụp đồ ăn của bạn trở nên thật hấp dẫn và khiến cho người xem phải thèm thuồng. Ngày nay, bạn khó lòng lướt Instagram mà không bắt gặp hàng dài các bức ảnh chụp đồ ăn trông đến là thèm. Nếu ảnh chụp đồ ăn của bạn bắt đầu trông có vẻ mờ nhạt hoặc cũng y hệt như của người khác, hãy học cách thêm một chút gia vị với 5 mẹo sau đây để khiến tất cả mọi người phải bấm thả tim cho từng bức ảnh đồ ăn của bạn. 1. Chụp dưới ánh sáng tự nhiên Ánh sáng tự nhiên là nhân tố thiết yếu làm nên một bức ảnh đẹp, khiến cho màu sắc và các chi tiết trong món ăn của bạn thực sự tỏa sáng. Nếu bạn không thể đi ra ngoài, hãy chụp gần cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng mặt trời gián tiế

Quy tắc đo sáng trời nắng Sunny 16

Hình ảnh
Bạn đã từng bao giờ nghe nhắc đến quy tắc Sunny 16 (hay còn gọi là "Trời nắng 16") bao giờ chưa? Hoặc bạn đã bao giờ thắc mắc liệu ngày xưa các tiền bối sử dụng máy phim sẽ đo sáng như thế nào trước khi chụp không (đối với những đời máy không có hệ thống đo sáng)? Ở thời kỳ đầu của nhiếp ảnh, những chiếc camera không có được các kỹ thuật hiện đại như thời nay. Và khi mọi thứ đều phải thiết lập thủ công, quy luật đo sáng Sunny 16 ở thời bấy giờ là người bạn và người đồng hành đáng tin cậy nhất của các nhiếp ảnh gia. Ngày nay, với việc đa số những máy ảnh đã được trang bị hệ thống đo sáng hiện đại, các nhiếp ảnh gia đang dần lãng quên đi quy luật này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quy luật Sunny 16 đã hoàn toàn không còn tác dụng gì trong nhiếp ảnh. Trên thực tế, rất nhiều những nhiếp ảnh gia nổi tiếng vẫn ưa chuộng set thông số của máy thủ công và sử dụng Sunny 16 như một công cụ đắc lực. Trong nhiều trường hợp, do những lý do này khác, bạn sẽ cần điều chỉnh ph

Bokeh là gì?

Hình ảnh
Khái niệm Bokeh xuất phát từ một từ tiếng Nhật (boke ぼけ, danh từ của "bokeru" ぼける, nghĩa là "nhòe"), mô tả hiện tượng, hay "cảm giác", về vùng bị nhòa mờ (out of focus) Bokeh không có nghĩa nói đến khoảng cách xa hay gần của đối tượng bị out nét (trượt nét), mà nên được hiểu là chất lượng và hình thù của phần nằm ngoài vùng focus. Cụ thể hơn, tạo ra Bokeh là tạo một sự sắp đặt có chủ ý ở những phần mờ trong bức ảnh. Có nhiều cách tạo hiệu ứng với Bokeh như dựa vào các yếu tố kĩ thuật khác nhau của ống kính, sáng tạo với các phông nền khác nhau hay tạo Bokeh hình ngôi sao, cây thông, chữ cái, hình người v.v. nhờ cách cắt giấy làm ống che bớt luồn ánh sáng vào ống kính (thông thường hiệu ứng Bokeh thu được là hình tròn do cấu tạo ống kính máy ảnh) hoặc sử dùng phần mềm Photoshop. Bokeh mô tả sự biểu hiện của các điểm out nét của ánh sáng. Bokeh khác với độ sắc nét. Độ sắc nét xảy ra tại điểm focus tốt nhất. Bokeh là những gì sẽ xảy ra ngoài các điể

Cân bằng trắng là gì?

Hình ảnh
Về cơ bản, Cân bằng trắng là một quá trình thay đổi màu sắc của toàn bộ bức ảnh sao cho đúng với thực tế nhất, hay nói cách khác là chỉnh sửa sao cho màu trắng trên hình đúng chính xác là màu trắng mà mắt người cảm nhận - đúng như tên của nó. Quá trình này được thực hiện ngay sau khi ảnh được định màu trên bộ xử lí máy ảnh. Cân bằng trắng (White Balance) Vì ở trong các môi trường có màu sắc, màu trắng bị áp sắc của các màu sắc trong môi trường đó đè lên nó. Có thể mắt bạn vẫn nhận biết được màu trắng tương đối chuẩn do cơ cấu của thị giác nhưng sensor máy ảnh của bạn, chúng không giỏi thế. Chúng vẫn bị nhầm. Thế nên khi chúng ta chụp ảnh trong nhà, dưới bóng đèn dây tóc chẳng hạn, ảnh cứ vàng ệch. Và nhất là khi chụp sân khấu thì màu sắc náo loạn cả lên. Và không chỉ màu trắng, màu nào cũng bị áp sắc khi ở trong môi trường. Các loại ánh sáng khác nhau có các màu sắc khác nhau. Lấy ví dụ nhé: - Ánh sáng mặt trời tỏa sáng một màu rất xanh (blue), không như từ bé ta hay vẽ là

Mẹo chụp lia máy (Panning)

Hình ảnh
Sử dụng tốc độ cửa trập chậm hơn tốc độ bạn thường sử dụng. Hãy thử tốc độ 1/40 và sau đó thử các tốc độ chậm hơn. Tùy thuộc vào điều kiện sáng và tốc độ của mẫu vật, bạn có thể sử dụng các tốc độ khác nhau, song nếu sử dụng tốc độ quá chậm ảnh có thể sẽ bị mờ do rung tay. - Đọc bài Kỹ thuật chụp ảnh lia máy - Chọn vị trí sao cho giữa máy ảnh và vật mẫu không có chướng ngại vật. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét cảnh vật xung quanh – nền của bức ảnh. Nếu trong cảnh vật có các màu có thể gây rối mắt, ảnh chụp của bạn có thể trở nên quá rối. Bạn nên chọn cảnh có ít màu, đơn giản. Bạn có thể tập chụp lia máy tại các khu phố đông đúc. Tại đây, bạn sẽ không bao giờ thiếu mẫu vật để chụp. - Theo dõi chuyển động của vật mẫu một cách 'mượt' nhất có thể. Nếu sử dụng ống dài hoặc không chắc tay, bạn có thể cần tới monopod hoặc tripod. - Để tránh mất nét bạn cần chọn vị trí để có thể theo dõi chuyển động của vật mẫu một cách dễ dàng nhất. - Nếu tính năng tự động lấy nét (AF) trê

Kỹ thuật chụp ảnh lia máy (panning)

Hình ảnh
Chụp ảnh "lia máy" (panning) là cách chụp di chuyển máy theo một đường ngang khi ống kính quét theo một vật thể đang chuyển động. Khi bạn di chuyển máy ảnh của mình theo cùng tốc độ với vật mẫu, mẫu của bạn gần như chuyển động song song với ống kính. Nếu như định nghĩa ở trên chưa thể giúp bạn hình dung ra cách chụp ảnh lia máy, hãy thử tưởng tượng có một chú mèo đang ở trên chiếc bàn trước mặt bạn. Khi chú mèo di chuyển, bạn cũng bước chân sang ngang để theo kịp chuyển động của chú mèo. Trong mắt bạn, hình ảnh của chú mèo sẽ được thu lại một cách hoàn toàn rõ ràng, song cảnh vật có vẻ sẽ mờ đi. Tương tự như vậy, khi chụp lia máy, bạn phải "đồng bộ" với tốc độ của vật mẫu và theo kịp cả tốc độ lẫn hướng di chuyển của vật mẫu một cách hoàn hảo. Chụp lia máy để làm gì? Chụp lia máy thu lại cảnh tượng vật thể chuyển động vào bức ảnh. Như bạn có thể thấy trong bức ảnh dưới đây, chụp lia máy tái tạo lại cảm giác vật thể chuyển động rất rõ ràng. Nếu giữ nguyên máy

Chụp ảnh đúng sáng hay đúng ý

Hình ảnh
Chúng ta sẽ nghe các cụm từ "một bức ảnh đúng sáng", "một bức ảnh sai sáng", "thiếu sáng", "dư sáng", "chói sáng", "vừa đủ sáng"... Vậy, dựa vào đâu để có những nhận định ấy? Chúng ta vẫn quan tâm đến ánh sáng cho một bức ảnh. Với một khung cảnh có ánh sáng phức tạp, nghĩa là có vùng rất sáng, vùng rất tối, vùng ánh sáng trung bình, chắc chắn bức ảnh sẽ có nhiều vùng sáng tối chênh lệch khác nhau và vật thể cần chụp ở vị trí trong vùng nào sẽ phản chiếu ánh sáng tại vùng đó. Chụp một người đứng trước hậu cảnh màu trắng sáng hoặc màu tối đen... thì có thể sẽ có một bức ảnh mặt người tối đen, hoặc mặt người vừa rõ sáng, hoặc mặt người sáng chói như trong thực tế thường thấy. Và, chúng ta sẽ nghe các cụm từ "một bức ảnh đúng sáng", "một bức ảnh sai sáng", "thiếu sáng", "dư sáng", "chói sáng", "vừa đủ sáng"... Vậy, dựa vào đâu để có những nhận định ấy? Đúng sáng hay đ

Zone System là gì

Hình ảnh
Ansel Adam, một nhà nhiếp ảnh phong cảnh rất nổi tiếng ở Mỹ hồi thế kỷ trước, đã đưa ra khái niệm Zone System - một học thuyết rất quan trọng trong giới nhiếp ảnh thời bấy giờ. Zone System vẫn còn giá trị cho tới ngày nay, với những biến đổi phù hợp Zone System (hệ thống phân vùng thời chụp) giúp "nhìn thấy bức ảnh sau cùng sẽ như thế nào trước khi bấm máy". Zone System là cách để giúp thấy trước kết quả ảnh trước khi bấm máy và Histogram là biểu đồ có sau khi bức ảnh đã được chụp. Các vật thể có bề mặt khác nhau thì tính chất phản xạ ánh sáng cũng khác nhau. Ansel Adam đã nhóm lại thành 11 mức, sắp xếp theo thứ tự khả năng phản xạ ánh sáng tăng dần, gọi là Zone system. Trị số vùng 0 là vùng đen tuyệt đối, vùng X gọi là vùng trắng tuyệt đối, vùng V là vùng đặt trị số thời chụp. Trong máy số, có thể xem dưới khung ngắm có thanh ngang có các vạch thông số: ... -2 -1 0 +1 +2 ... và mũi tên chỉ vào đâu thì đó chính là thông số máy ảnh đo và thông báo. Vùng 0 là vùng

Liên hệ

Nếu quý khách có các yêu cầu đặc biệt xin vui lòng liên hệ trực tiếp

Điện thoại: 0366 941 906

Facebook page: https://www.facebook.com/flatroomstudio/

Flickr: https://www.flickr.com/photos/50142285@N02

Instagram: https://www.instagram.com/flatroomstudio/